Ngôn ngữ tình yêu

Đây là mẹo để dành cho những bạn muốn xây dựng bộ ngôn ngữ chung của hai người khi đang yêu nhau. Và nó rất dễ thương, khi mình nói, nó trở thành một thế giới riêng của mình. Ví dụ, khi mình nói chúc ngủ ngon thì những từ bình thường như goodnight, g9 hay chúc ngủ ngon thường được dùng khi mới quen nhau. Nhưng khi đã thân nhau lâu người ta sẽ không thích dùng những từ như vậy nữa mà người ta dùng những từ riêng. 

Ví dụ, hồi xưa bạn trai của mình ảnh nói ‘chúc em ngủ ngoan’. Nghe rất dễ thương và khác hoàn toàn với từ chúc ngủ ngon mà bạn bè mình hay nói với nhau. Người yêu mình dùng từ ‘ngủ ngoan’ nghe giống như là ‘ngoan anh thương’ vậy đó :)) vì mình cảm thấy nó dễ thương như con mèo con, cảm giác rất là thích. Một từ nữa rất dễ thương mình cũng rất thích đó là ‘chúc em ngủ say’. Từ này nghe lạ và rất ít người chúc như vậy nhưng bạn trai của mình lại chúc như vậy. Chỉ có ảnh mới chúc mình như vậy thôi. 

Những từ như vậy, khi mình biết nó dành riêng cho mình, nó làm cho mình có cảm xúc và khi mình nói từ đó với người kia, người kia cũng cảm thấy như vậy. Qua đó các bạn thấy ngôn từ cũng khiến cho tình yêu của mình trở nên thi vị hơn. 

Và các bạn thắc mắc cái này là do mình quy định hay là như thế nào. Thật ra là mình phải ‘tìm’  và ‘dò’ ví dụ như mình nói ‘chúc anh ngủ ngoan’ để xem người kia cũng hưởng ứng theo hay không. Nếu người kia không có vốn từ thì mình sẽ chỉ cho họ để dùng từ này với mình. Mình không bắt buộc phải nói đi nói lại ‘ngủ ngoan’ mỗi tối, mình có thể nhắc họ ‘tối nay anh không chúc em ngủ ngoan sao?’. Như vậy đối phương sẽ dùng chung ngôn ngữ của mình. 

Có những người đã có ‘ngôn ngữ’ riêng rồi. Ví dụ như bạn trai mình là ‘ngủ say nha’ thì khi ảnh thích dùng và có cảm xúc với từ đó thì mình cũng dùng theo thôi. Mình không quan tâm từ đó ảnh có dùng với bạn gái cũ hay không. Một mối quan hệ mới thì mọi thứ đều được reset lại từ đầu. Đó chỉ là một trong rất nhiều thứ mình xây dựng lại. 

Điều thứ hai của việc dùng ngôn ngữ chung đó là ‘tên gọi chung’. Bạn trai của mình cũng vậy, mỗi người đều có một cách gọi khác nhau. Nickname bạn bè hay gọi mình là gà, gà cồ nhưng bạn trai mình lại gọi thân mật và dễ thương đó là ‘gà con’. Hoặc người khác gọi mình là ‘bé’ hay là ‘em’. Có những người gọi nhau là ‘honey’. Tóm lại là bất kể từ nào cũng được nhưng quan trọng là từ đó phải ý nghĩa đối với hai bạn.

Mình phải ‘dò’ xem từ này người ta có thích hay không, nếu từ này người ta không thích thì mình dò từ khác. Có nghĩa là khi mà người đó dùng từ khác với bình thường thì nó sẽ hình thành một bộ từ điển chung của hai người.

Ví dụ như khi mình làm ‘chuyện đó’ với nhau, người ta hay dùng từ ‘quan hệ’ người dừng từ ‘làm tình’ hay ‘làm chuyện đó’. Mình nhớ có anh bạn trai của mình, mỗi lần làm ‘chuyện đó’ thì anh nói ‘em ơi em muốn đi bụi không’. Mình tưởng đi bụi là đi chơi, đi camping nhưng không phải, ‘đi bụi’ theo ngôn ngữ của ảnh là làm ‘chuyện đó’ :). Thì có nhiều cái tình yêu dễ thương vô cùng và mỗi người mình gặp thì mình phải làm được điều đó. Và khi mình đã làm được điều đó rồi thì giữa hai người có nhiều điểm chung thú vị. Khi nhớ về tình yêu của hai người, lúc chia tay, cãi nhau thì mình cảm thấy muốn ‘điên’. Nhưng ngôn ngữ riêng của hai người thì lại rất dễ thương và nó làm cho mình nhớ hoài những điều đó.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!