MODULE 1: HIỂU MÌNH
MODULE 2: ĐÁNH THỨC SỰ HOÀN HẢO BÊN TRONG BẠN
MODULE 3: CHẤP NHẬN BẢN THÂN
1 of 3

Bài 09: Đánh giá lại quá khứ

Sau khi hoàn thành module đầu tiên của khóa học, bạn đã biết thêm gì về bản thân? Để hiểu rõ bản thân đồng nghĩa với việc có những niềm tin chính xác về bản thân mình. Điều này có thể khó thực hiện đúng và cũng rất dễ để bạn hình thành những niềm tin sai lệch về bản thân mình!

Để xác thực, bạn nên xem xét quá khứ của mình và tìm hiểu xem quá khứ đã ảnh hưởng đến quan niệm về bản thân của bạn như thế nào.

Mọi người đều mang một quá khứ với những trải nghiệm tiêu cực. Một số trải nghiệm này là do lỗi của chúng ta, trong khi những trải nghiệm khác thì không. Điều phù hợp nhất là cách chúng ta rút ra những kinh nghiệm từ quá khứ. Thật khó để không kết luận điều gì đó từ những trải nghiệm này, nhưng liệu những thứ chúng ta kết luận liệu có chính xác không? Quan trọng hơn, nó có cần thiết không?

Có một số dấu hiệu cho thấy bạn đang không sử dụng quá khứ của mình một cách có cấu trúc:

  1. Bạn tiếp tục mắc những sai lầm tương tự. Quá khứ nên trở thành những bài học hữu ích. Từ quá khứ, chúng ta tìm hiểu điều gì hiệu quả và điều gì không, chỉ cần chúng ta xác định đúng vấn đề.
  2. Bạn bỏ qua quá khứ của mình. Điều này đơn giản, hầu như ai cũng làm, nhưng nó sẽ để lại hậu quả tiêu cực. Thời gian không chữa lành mọi vết thương. Chỉ có việc chủ động của chúng ta mới chữa lành mọi vết thương. Nếu có điều gì đó trong quá khứ mà bạn cảm thấy muốn quên đi, thì điều đó đang khiến bạn bị tổn thương ở hiện tại.
  3. Bạn đã chấp nhận những thái độ, niềm tin hoặc hành vi tiêu cực từ cha mẹ mình. Bạn có tính khí nóng nảy giống như cha bạn không? Bạn có nói dối quá mức như mẹ bạn đã làm không? Bạn có tin tưởng những người giàu có? Niềm tin và thái độ mà bạn được gán ghép bởi người khác có thể gây tổn hại đến bản thân bạn.
  4. Một trải nghiệm tiêu cực duy nhất đang ảnh hưởng đến hệ thống niềm tin của bạn ngày hôm nay. Những trải nghiệm này có nhiều khả năng xảy ra trong thời thơ ấu hoặc những năm đầu đời của bạn.

Ví dụ: Có lẽ bạn đã không học tốt môn mỹ thuật ở lớp 4. Bạn có thể đã rút ra kết luận rằng:

  • Bạn không có khả năng nghệ thuật.
  • Giáo viên mỹ thuật của bạn không thích bạn.
  • Giáo viên nghệ thuật của bạn không phải là một giáo viên tốt.
  • Bạn không phải là người giỏi vì bạn không giỏi sáng tạo nghệ thuật.
  • Bạn thiếu bất kỳ khả năng sáng tạo nào.
  • Bạn không giỏi học các kỹ năng mới.
  • Bạn không thông minh lắm.
  • Bạn không phải là một người toàn diện.

Và thậm chí mọi chuyện có thể đi xa hơn. Giả sử một trong những người bạn cùng lớp của bạn đã chế nhạo bức vẽ của bạn trong lớp học, bạn có thể sẽ suy nghĩ:

  • Tôi không đủ tốt.
  • Mọi người không thích tôi.
  • Tôi không nên để bất kỳ ai xem thứ gì đó mang tính cá nhân như tác phẩm nghệ thuật của tôi trong tương lai.
  • Tôi sẽ tránh để lộ bản thân trước bất kỳ lời chỉ trích nào trong tương lai bằng cách rất dè dặt và thận trọng.

Dễ dàng nhận thấy niềm tin tiêu cực và sai lầm có thể phát triển như thế nào từ những trải nghiệm tiêu cực. Những niềm tin này có thể ảnh hưởng không tốt đến  cuộc sống của bạn.

“Hãy yêu bản thân mình trước và mọi thứ khác sẽ theo sau. Bạn thực sự phải yêu bản thân để có thể hoàn thành bất cứ điều gì trên thế giới này”

– Lucille Ball

Xác định xem quá khứ của bạn có ảnh hưởng tiêu cực đến quan niệm về bản thân của bạn hay không:

  1. Lập danh sách những niềm tin của bạn về bản thân. Tập trung vào những niềm tin tiêu cực và bất kì hạn chế nào. Bao gồm tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống mà bạn cảm thấy hạn chế hoặc không hài lòng. Một số ví dụ bao gồm:
    • Tôi không có nhiều tiền
    • Sẽ không có một ai thuê tôi cả
    • Tôi sẽ không bao giờ có một mối quan hệ tốt
    • Tôi không thể giảm cân
    • Tôi không có bất kỳ sự tự chủ nào
  2. Đặt câu hỏi về niềm tin. Hầu hết các niềm tin của bạn sẽ không còn tồn tại nữa nếu bạn kiểm tra chúng một cách chặt chẽ. Đây là một bước quan trọng.
    • Niềm tin của bạn đến từ đâu? Nguồn gốc dẫn đến niềm tin này có đáng tin cậy không?
    • Niềm tin này có dựa trên bằng chứng đầy đủ không, hay chỉ dựa vào một trải nghiệm duy nhất của bản thân bạn?. Chạm vào bếp nóng là kinh nghiệm đủ để rút ra một kết luận xác đáng. Một lần thất bại trong việc hẹn hò hoặc bắt đầu kinh doanh thì không!
    • Niềm tin đó có hợp lý không?
  3. Xác định những gì mà niềm tin đó đang khiến bạn phải trả giá. Niềm tin không chính xác có thể gây ra rất nhiều thiệt hại. Niềm tin bạn giữ về bản thân khiến bạn phải trả giá là gì?
    • Một sự thiếu tự tin.
    • Thu nhập thấp.
    • Ít bạn bè hoặc việc bạn không hài lòng với những mối quan hệ xã hội hiện tại.
    • Bạn không hài lòng với bản thân hoặc cuộc sống của bạn.
  4. Chọn một niềm tin thay thế. Chọn niềm tin phù hợp hơn với thực tế và góp phần hình thành bản thân bạn một cách lành mạnh hơn. “Không ai thích tôi” có thể trở thành “Tôi có thể kết bạn dễ dàng”
  5. Tìm chứng cứ. Tiếp tục với ví dụ trước, ngay cả khi hiện tại bạn không còn bạn bè, bạn vẫn có thể nhớ lại những tình bạn trước đây. Hãy nhớ lại một khoảng thời gian trong đời khi cuộc sống xã hội của bạn sôi động hơn. Thật hợp lý khi tin rằng nếu bạn có thể kết bạn với một vài người bạn, bạn cũng có thể tạo ra nhiều tình bạn.
    • Thuyết phục bản thân rằng niềm tin mới của bạn là khả thi.

Quá khứ thường bị giới hạn. Chúng ta thường không cho rằng nhiều niềm tin của chúng ta về bản thân dựa trên bằng chứng sai lầm. Bạn không tốt trong quá khứ không có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục như vậy ở hiện tại và tương la.

Bạn có những niềm tin sai lầm, những thứ đang ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng của bạn không? Trong giai đoạn tiếp theo của khóa học này, chúng ta sẽ cùng nhau nỗ lực hơn nữa để xây dựng lòng tự trọng của bạn.

Dưới đây là những gì bạn cần làm hôm nay:

Vào Exercise Book mà Thư đã cung cấp cho bạn và hoàn thành bài tập cho bài học này!

error: Content is protected !!