Bài 05: Nâng cao hiểu biết về bản thân bằng cách ghi nhật ký cuộc sống của bạn Copy

Trong bài học trước, chúng ta đã nói về danh tính cá nhân của bạn. Bạn có đang cảm thấy rằng bạn không biết những lựa chọn và hành vi của mình xuất phát từ lý do gì không? Nếu bạn đang thật sự cảm thấy như vậy, hãy bắt  đầu tìm hiểu về nó!

Một trong những phương pháp để tăng cường sự hiểu biết về bản thân là viết nhật ký về những suy nghĩ và cảm xúc của bạn.

Ý tưởng viết nhật ký nghe có vẻ lạ đối với bạn; bạn có thể không nghĩ mình là một nhà văn. Mặc dù vậy, ngay cả những người không phải là nhà văn cũng viết nhật ký. Khi bạn mở lòng mình để viết nhật ký, bạn sẽ trải nghiệm được nhiều điều mới mẻ vềmình và bạn sẽ hiểu biết bản thân mình nhiều hơn.

Viết ra những trải nghiệm cuộc sống của bạn, từ phần nhỏ nhất, có thể là một hành trình đáng kinh ngạc. Một khi bạn bắt đầu nghĩ về những điều đã xảy ra với bạn trong quá khứ, bạn sẽ thấy mình đang liên kết về một câu chuyện khác, rồi lại một câu chuyện khác.

Một khi bạn bắt đầu cố gắng nhớ lại những trải nghiệm trong quá khứ của mình, bạn sẽ kích hoạt những kỷ niệm mà bạn đã không nghĩ đến trong nhiều năm.

Tất cả những trải nghiệm trong quá khữ đã kết hợp lại để tạo thành bạn của hiện tại. Sắp xếp lại một số câu chuyện cuộc đời của bạn sẽ giúp bạn hiểu bản thân mình hơn rất nhiều.

Làm theo các bước sau để bắt đầu:

  1. Quyết định cách bạn sẽ viết câu chuyện của mình. Bạn sẽ sử dụng một cuốn sổ và một cây bút? Bạn cũng có thể dùng laptop nếu bạn cảm thấy thoải mái với nó.
  2. Đừng lo lắng về việc bắt đầu ngay từ đầu. Điều thú vị là rất nhiều người tránh cố gắng viết ra những câu chuyện của cuộc đời họ bởi vì họ “không thể nhớ lại được điều đó”. Bạn bắt đầu câu chuyện ở đâu không quan trọng. Bắt đầu thôi.
  3. Hãy coi cuộc sống của bạn như một chuỗi các chương ngắn. Để đơn giản hóa câu chuyện của bạn, mỗi tình huống bạn nhớ lại có thể là một “chương”. Ví dụ, bạn có thể nhớ lần bị mẹ đánh đòn vì để em đi lạc. Mở laptop, và bắt đầu viết.
  4. Tập trung vào câu chuyện. Hiện tại, những thứ như cấu trúc câu, chính tả, ngữ pháp và những thứ tương tự không còn quan trọng nữa, trừ khi bạn định xuất bản tạp chí của mình. Bạn có thể giải quyết tất cả những điều đó sau bằng cách quay lại và chỉnh sửa tài liệu.
  5. Đừng quá đặt nặng về thứ tự của các câu chuyện. Có hai cách được gợi ý khi bạn viết trên laptop:
    • Tạo một tài liệu mới cho mỗi “chương” và đặt tiêu đề cho tài liệu để mô tả câu chuyện.
    • Hoặc đơn giản là viết tất cả các câu chuyện của bạn trong một tài liệu. Mở tài liệu đó khi bạn muốn viết một câu chuyện và tách các câu chuyện bằng cách sử dụng tiêu đề chương.
    • Nếu bạn cảm thấy cần thiết sau này, bạn có thể sao chép và dán các câu chuyện vào bất kỳ thứ tự nào bạn thích.
  6. Viết lại những gì bạn nhớ. Viết về những gì đã xảy ra, những gì bạn đã làm, những gì bạn nghĩ và cảm giác của bạn. Những chi tiết này cuối cùng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách bạn đã sống cuộc sống của mình khi trưởng thành.

Viết câu chuyện cuộc đời của bạn thật sự không quá khó khăn. Nếu bạn làm theo một số phương pháp như trên và không tập trung vào kết quả cuối cùng, bạn sẽ thấy mình ngày càng nhớ lại nhiều phần của cuộc đời mình. Ngoài ra, bạn sẽ học cách hiểu và thậm chí yêu bản thân hơn bao giờ hết!

Vẫn còn nhiều điều bạn cần tìm hiểu nữa! Cân nhắc giá trị cá nhân và niềm đam mê của bạn. Bài học tiếp theo sẽ giúp bạn xác định giá trị cá nhân của mình.

Dưới đây là những gì bạn cần làm trong hôm nay:

Vào Exercise Book mà Thư đã cung cấp cho bạn và hoàn thành bài tập cho bài học này!

 

error: Content is protected !!