dan-ong-hay-phu-nu-ai-lam-chu-ai

Đàn ông hay Phụ nữ – Ai làm chủ ai?

 

Đàn ông hay phụ nữ làm chủ? Khi nói đến đàn ông – người ta nói đến sự chủ động. Đàn ông là người chèo lái con thuyền vượt đại dương. 

Đàn ông là trụ cột. Suy nghĩ này vốn mới hình thành trong xã hội phong kiến. Nhưng lại trở thành hủ tục bám rễ trong cả thời điểm hiện tại, không chỉ ở nông thôn. 

Đàn ông là người quyết định nên việc lớn bé trong nhà phải do đàn ông quyết định. 

Đàn ông làm việc lớn nên khu vực trong nhà cũng được phân công rõ ràng. Đàn ông trong phòng khách, và phụ nữ trong phòng bếp. 

Khoan bàn đến việc đúng hay sai. Chỉ có điều chúng ta thấy rằng quan điểm này vừa trao cho người đàn ông quyền lực. Vừa đẩy lên vai họ một gánh nặng đầy trọng trách. 

Đàn ông không thực sự là những kẻ mạnh. Phụ nữ cũng không hẳn là những người đang chịu thua thiệt như cách mà nhiều người đang đấu tranh cho sự bình đẳng giới. 

Bình đẳng không phải là ngang bằng. Không phải là đàn ông làm được gì thì phụ nữ cũng phải làm được việc đó. Bởi tạo hóa sinh ra vạn vật đều tồn tại sự sống. Đều được hưởng nhiều đặc quyền với những đặc điểm khác nhau. Tạo hoá không so sánh cái cây này thì hơn cái cây kia. Con này thì phải phục tùng con kia. Đàn ông hay phụ nữ làm chủ. Cái sự phân cao thấp, so sánh hơn thua hay đòi lại quyền bình đẳng vốn dĩ là do con người chúng ta tạo ra rồi lại phải đấu tranh vì nó. 

Cái nguy hiểm ở chỗ là có những quan điểm hình thành, ăn sâu và nó trở thành suy nghĩ chung của tất cả chúng ta. Và ở những thời đại khác nhau thậm chí nó còn là điều đúng đắn. 

Nói đến chuyện này, tôi muốn kể bạn nghe về một chị bạn của tôi đang sống ở nước ngoài. Chị là một phụ nữ tứ tuần, vóc dáng chắc gọn và là người phụ nữ mạnh mẽ, ý chí. Chị lấy chồng và sinh sống ở nước ngoài. Khi đó chị còn kinh doanh và cafe và có thu nhập ổn định……sau đó trở về làm nội trợ (tính toán chi phí).

Ở Việt Nam khi phụ nữ lui về hậu phương thì dường như họ mất hết tiếng nói. Thử nghĩ xem chi phí cho một người nội trợ = người giúp việc, nấu ăn + bà vú chăm sóc con cái. Với chi phí bây giờ thì một gia đình phải tốn hơn chục triệu để thuê 2 người như vậy. Nó bằng mức lương cơ bản của một người đi làm. Tính một bài toán đơn giản nếu hai vợ chồng cùng đi làm như nhau. Thuê người làm thì thu nhập sau cùng của họ chỉ bằng 1 người. Như vậy thì về mặt kinh tế một người đi làm và 1 người ở nhà làm nội trợ sẽ bằng  2 người đi làm + thuê người giúp việc đúng không? 

Ở Việt Nam thì lại hoàn toàn khác. Phụ nữ vẫn đi làm và kiêm thêm công việc nhà sau giờ làm. Như vậy là họ đang tạo ra mức thu nhập gấp đôi người chồng thì khoản tiết kiệm chi phí của mình. Ấy vậy mà vai trò của họ vẫn không được nâng cao. 

Tôi không nghĩ phụ nữ phải đòi quyền bình đẳng. Vì vốn dĩ chúng ta sinh ra đã bình đẳng rồi. Đàn ông được trao cho những món quà như cơ bắp, sự mạnh mẽ như lửa thì phụ nữ chúng ta được trao cho đặc quyền sinh con, sự mềm mại, linh hoạt như nước. Những quan điểm về bất bình đẳng giới do con người tự tạo ra và chúng ta có quyền phủ nhận chúng. Chúng ta chỉ tuân theo luật thiên nhiên, luật vũ trụ và trong bộ luật ấy không hề có một sự phân biệt vai trò đàn ông hay phụ nữ. 

Vì thế, điều chúng ta cần làm chỉ là chúng ta nhận thức được sức mạnh của mình, hiểu được giá trị của mình thì khi đó dù là bạn đang làm công việc nội trợ thì tâm thế của bạn đã hoàn toàn khác hẳn. Giống như chị bạn của tôi, chị hoàn toàn nhận thức được việc ở nhà quán xuyến rất quan trọng không thua kém gì người chồng. Chị có tiếng nói riêng và gần như quyết định hầu hết việc liên quan đến nhà cửa. 

Đàn ông, phụ nữ tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung nhau và không ai làm chủ ai cả. Chúng ta chỉ cần tự tôn bản thân và tôn trọng đối phương. Thế là đủ. 

Hãy theo dõi các tập trong chủ đề Thuật quyến rũ để trở thành người phụ nữ hạnh phúc nhé. phụ

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!